bệnh Gumboro ở gà chưa có thuốc đặc trị, bạn nên lưu ý

0
1263
Tỷ lệ chết ở bệnh Gumboro là khá cao do mắc thêm các bệnh thứ phát

Bệnh Gumboro ở gà là một trong những nỗi lo lớn của người nuôi. Hiện tại, bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị, nhưng nó lại gây thiệt hại khá lớn cho hộ nuôi. Do đó, bạn cần phải cảnh giác và chuẩn bị các kiến thức quan trọng để luôn sẵn sàng đối phó với căn bệnh Gumboro này. 

Bệnh Gumboro ở gà là bệnh do virus gây ra

Bệnh Gumboro là một bệnh thường gặp ở gà do virus thuộc họ Binaviridae gây ra. Đây là loại virus có nhân là ARN 2 sợi, có khả năng chịu đựng tốt trước điều kiện bệnh nào. Ngay cả bạn sử dụng thuốc sát trùng vẫn không thể tiêu diệt được hoàn toàn mầm bệnh này. 

Xem Thêm  Các thuật ngữ trong đá gà khi nuôi gà chọi cần biết
Bệnh Gumboro của gà chọi do loại virus ARN gây ra
Bệnh Gumboro của gà chọi do loại virus ARN gây ra

Tác động của bệnh Gumboro ở gà đối với vật nuôi? 

Cơ quan đích của virus gây bệnh Gumboro cho gà đó chính là túi Fabricius. Đây là một cơ quan quan trọng của hệ bạch huyết và đóng vai trò lớn trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Túi Fabricius có vị trí nằm ở các ổ nhớp. Bên trong túi có chứa các nang lympho. Khi túi này bị phá huỷ sẽ làm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Chính vì lẽ đó, mà bệnh Gumboro ở gà lại gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến vậy. 

Những đối tượng gà đang trong giai đoạn phát triển túi Fabracius rất dễ mắc phải bệnh này. Khi virus nào trong cơ thể, chúng sẽ đi đến túi Fabracius và kết hợp với bổ thể trong máu để tạo thành máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, khiến máu không thể lưu thông, từ đó sẽ gây ra hiện tượng vỡ mạch máu, xuất huyết. Khi thực hiện giải phẫu, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy gà mắc bệnh Gumboro sẽ gây xuất huyết nội tạng, xuất huyết cơ, túi Fabracius bị sưng phù. 

Bệnh này sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của gà
Bệnh này sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của gà

Bệnh Gumboro ở gà có lây lan hay không? 

Virus gây bệnh Gumboro cho gà có khả năng lây lan mạnh mẽ. Chúng có thể truyền bệnh từ con bệnh sang các con khỏe theo đường từ mẹ sang con, phát tán trong không khí. Hoặc lây lan qua chiều ngang thông qua dụng cụ, thức ăn hoặc do người nuôi mang bệnh đến cho gà. Do đó, công tác phòng bệnh Gumboro này cần phải biết tiến hành chặt chẽ. 

Xem Thêm  Sv368 bật mí cách chữa gà chọi bị đi ngoài dứt điểm nhanh nhất

Tỷ lệ chết của bệnh Gumboro ở gà là bao nhiêu? 

Gà bị mắc bệnh Gumboro không bị chết hàng loạt. Thay vào đó, gà sẽ “chết dần chết mòn” qua ngoài. Thực tế, tỷ lệ gây chết do bệnh Gumboro không quá cao, nó chỉ chiếm từ 5 – 30%. Tuy nhiên, tỷ lệ gà chết do mắc bệnh Gumboro và các bệnh thứ phát khác mới là vấn đề đáng nói. Con số này có thể lên đến 70%, gây ra thiệt hại vô cùng lớn. 

Nguyên nhân là do bệnh Gumboro ở gà sẽ làm phá hoại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi đó cơ thể gà sẽ mất khả năng tự bảo vệ. Đây chính là thời điểm lý tưởng các mầm bệnh khác thừa cơ xâm nhập và cộng hưởng khiến gà nhanh chết hơn. 

Tỷ lệ chết ở bệnh Gumboro là khá cao do mắc thêm các bệnh thứ phát
Tỷ lệ chết ở bệnh Gumboro là khá cao do mắc thêm các bệnh thứ phát

Hướng dẫn chuẩn bị đoán bệnh Gumboro ở gà 

Hiện nay, nhiều người nuôi thường dễ nhầm lẫn bệnh Gumboro với các loại bệnh khác ở gà. Do đó, bạn cần phải trang bị các kiến thức chuẩn đoán đúng nhất, để có thể bắt trúng bệnh và có biện pháp xử lý hợp lý. 

Được biết, bệnh Gumboro ở gà có thời gian ủ bệnh khá nhanh, dao động từ 2 – 3 ngày thì các triệu chứng sẽ bộc phát. Đầu tiên, người nuôi sẽ nhận thấy gà có biểu hiện xù lông, cắn mổ lẫn nhau, tụ tập thành công hoặc bay chạy tán loạn. 

Gà sẽ có dấu hiệu sốt cao, bị tiêu chảy, đi ngoài có phân dạng nhớt màu xám xanh hoặc màu trắng sữa. Tiếp đến, bạn sẽ nhận thấy gà bị sụt cân khá nhanh, dù ăn rất nhiều, nhưng vẫn không bị sụt cân. Đặc biệt, gà sẽ không đứng vững, khi đi chân cứ bị run rẩy, trông giống như gà sắp bị ngã. 

Xem Thêm  Cách nhận biết gà thay lông và chế độ chăm sóc sau mọc lông

Hướng dẫn biện pháp xử lý bệnh Gumboro ở gà 

Hiện tại, bệnh Gumboro ở gà vẫn chưa có biện pháp đặc trị. Do đó, khi phát hiện gà của mình mắc phải bệnh này, bạn chỉ có thể thực hiện các biện pháp cách ly gà bệnh với gà khoẻ và tìm cách tăng tỷ lệ sống sót của gà. 

Khi gà mắc phải bệnh Gumboro, bạn có thể cho gà uống hỗn hợp vitamin kết hợp đường glucose để bổ sung chất điện giải. Đặc biệt, cách làm này sẽ ngăn ngừa được tình trạng mất nước khi gà bị sốt cao. 

Đồng thời, bạn cần kết hợp chữa trị bệnh thứ phát (nếu có) với liều điều trị chỉ bằng ⅓ bình thường ở 3 ngày đầu. Cách trị này sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong ở gà mắc bệnh Gumboro hiệu quả. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh này, vì kháng sinh sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn, do tác nhân gây bệnh là một loại virus ARN. 

Kết luận 

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn bớt được nỗi lo về bệnh Gumboro ở gà. Bạn hãy luôn chăm sóc đàn gà của mình thật thận trọng để tránh gặp phải căn bệnh “hắc ám” này nhằm đạt được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất. 

Nguồn : Nhà cái sv368